Khí dung chính là phương pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn để điều trị các bệnh về hô hấp cho bé. Đặc biệt, phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh, ít tác dụng phụ và có thể điều trị cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh! Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý cách pha dung dịch khí dung cho bé đạt hiệu quả tốt nhất.
Nội dung:
1. Trường hợp nào cần sử dụng dung dịch khí dung cho bé?
Dưới đây là những trường hợp được chỉ định sử dụng máy xông khí dung cho bé:
- Trẻ có cơn hen cấp tính, suy hô hấp
- Thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện lý liệu pháp
- Trẻ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều
- Thuốc cần dùng chưa có dạng bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để điều trị hoặc kiểm soát tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.
- Trường hợp trẻ cần vệ sinh đường hô hấp bằng du dịch nước muối sinh lý.
2. Một số loại dung dịch khí dung cho bé
Tùy từng trường hợp bệnh và thể trạng của bé, bác sĩ sẽ sử dụng những loại dung dịch khí dung khác nhau để điều trị:
- Trường hợp bé bị dị ứng đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng như: Hắt hơi, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… Thì thường sử dụng thuốc xông dạng corticoid để dự phòng. Trong những trường hợp bị co thắt khí quản, phế quản trong viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn, thì trẻ sẽ được chỉ định xông ventoline.
- Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm, thì việc xông khí dung bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho và tống được đờm ngoài.
- Đối với một số trẻ mắc bệnh cúm: Có thể sử dụng khí dung kết hợp với một số loại tinh dầu như: Bạc hà, khuynh diệp, chanh tươi, sả, tía tô,… để sát trùng và làm thông thoáng đường mũi họng cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại tinh dầu cho bé cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng tới khứu giác của trẻ.
Để xác định được dung dịch khí dung cần dùng cho bé, cần có sự thăm khám của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý lựa chọn các sản phẩm khí dung cho bé khi chưa có chỉ định!
3. Cách pha dung dịch khí dung cho bé
Khi đã có được dung dịch khí dung cho bé, để tiến hành xông khí dung, cần tiến hành pha dung dịch khí dung. Đối với dung dịch xông khí dung thông thường sẽ có 2 loại: Dung dịch xông đã pha sẵn và dung dịch xông khí dung chưa pha sẵn, dưới đây là cách pha của cả 2 loại này:
3.1. Cách pha dung dịch khí dung chưa pha sẵn:
Bước 1: Sử dụng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch khử trùng sạch lấy lượng nước muối sinh lý 0,9%, liều lượng lấy theo đúng chỉ định của bác sĩ và cho vào cốc đựng thuốc có sẵn theo máy xông khí dung.
Bước 2: Sử dụng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt đã được khử trùng để lấy thuốc (liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ) và cho vào cốc đựng thuốc đã có sẵn dung dịch nước muối sinh lý vừa lấy ở bước 1.
3.2. Cách pha dung dịch khí dung đã pha sẵn
Đối với dung dịch khí dung đã pha sẵn, bạn chỉ cần sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt đã qua khử trùng để lấy thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn mà không cần pha thêm nước muối sinh lý.
Đối với một số loại thuốc đã chia sẵn định lượng cho mỗi lần sử dụng, thì bạn chỉ cần nhỏ thuốc vào cốc đựng thuốc và tiến hành xông khí dung như bình thường.
4. Những nguyên tắc khi pha dung dịch khí dung cho bé
Để thực hiện pha dung dịch khí dung cho bé bố mẹ cần thực hiện theo các nguyên tắc như sau:
- Đảm bảo khu vực pha thuốc, tay người pha, cốc đựng thuốc,… phải được vệ sinh và khử trùng.
- Tuân thủ theo đúng liều lượng và định lượng của bác sĩ
- Không tự ý mua thuốc xông khí dung hay pha trộn các loại thuốc với nhau khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Những lưu ý khi xông khí dung cho bé
Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng phương pháp khí dung cho bé:
- Khi pha thuốc, chú ý đảm bảo vệ sinh: Tay phải được rửa sạch, các thiết bị như máy xông khí dung, cốc đựng thuốc, ống thuốc, mặt nạ xông,… phải được khử trùng.
- Chú ý liều lượng thuốc phải lấy theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Lựa chọn thời điểm xông khí bé yên tĩnh và hợp tác, tốt nhất là sau khi bé ăn khoảng 30 phút, hoặc khi bé đang ngủ với trẻ nhỏ. Không xông khí dung khi bé vừa nô đùa, quấy khóc, vừa ăn no, hay khi trẻ đói.
- Khi cho bé xông khí dung cần chú ý tư thế ngồi thẳng lưng hoặc nằm thẳng với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. nhắc bé hít thở chậm và đều để quá trình xông khí dung được tối ưu nhất.
- Khi thực hiện xông khí dung, cần chú ý theo dõi trẻ, nếu có các biểu hiện bất thường như: Co giật, khó thở, tức ngực,… cần liên hệ gấp với chuyên gia bác sĩ để được can thiệp sớm
- Cho trẻ súc miệng và rửa mặt sau khi xông khí dung để đảm bảo vệ sinh và không làm thuốc dính vào miệng hay các vật dụng của bé.
- Chỉ nên thực hiện xông khí dung theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý lên lịch xông hay cho bé xông khí dung khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
6. Lời kết
Hiện nay với mức độ ô nhiễm không khí cộng với thời điểm giao mùa chính là lúc bé dễ mắc các bệnh về hô hấp. Chính vì vậy nhu cầu tìm hiểu và sử dụng máy xông khí dung và các loại dung dịch khí dung là vô cùng cần thiết! Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức về cách pha cũng như nguyên tắc pha dung dịch khí dung cho bé. Để đón đọc những bài viết tiếp theo bạn đọc vui lòng liên hệ:
Hotline: 19006852
Trang web: Beurer.vn
Fanpage: Facebook.com/beurervietnam