Cấu tạo máy lọc không khí và nguyên lý hoạt động

Máy lọc không khí là một thiết bị thông minh giúp giữ cho không khí trong phòng luôn sạch sẽ và tươi mát, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về cấu tạo máy lọc không khí gồm những bộ phận nào và nguyên lý hoạt động ra sao chưa? Hãy cùng Beurer tìm hiểu về cấu tạo máy lọc không khí và các thành phần quan trọng bên trong máy qua bài viết này nhé!

1. Cấu tạo máy lọc không khí gồm những bộ phận cơ bản nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy lọc không khí được thiết kế đa dạng về mẫu mã, chủng loại và được chia thành 2 nhóm: Máy lọc không khí trung tâm (máy lọc không khí toàn nhà) và máy lọc trong phòng. Tuy nhiên xét về cấu tạo máy lọc không khí đều có 3 bộ phận cơ bản: Khung máy, động cơ và quạt hút, bộ phận màng lọc không khí. 

 

Cấu tạo máy lọc không khí
Cấu tạo máy lọc không khí

1.1. Khung máy – vỏ máy

Khung máy – vỏ máy có vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong của máy lọc không khí tránh khỏi các tác động bên ngoài cũng như tạo nên thiết kế đẹp mắt và tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. 

  • Khung máy: Là khung chịu lực cho toàn bộ máy lọc không khí, được làm từ các chất liệu như: kim loại hoặc nhựa tùy thuộc vào thiết kế của sản phẩm. 
  • Vỏ máy: Vỏ máy là phần bao bọc toàn bộ máy lọc không khí, được làm bằng nhựa cao cấp hoặc thép không gỉ để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao. Vỏ máy lọc không khí được thiết kế các lỗ thông hơi giúp giải nhiệt cho máy khi hoạt động. 
Khung - vỏ máy lọc không khí
Bộ khung – vỏ máy lọc không khí

1.2. Động cơ, quạt hút

Động cơ và quạt hút là bộ phận rất quan trọng trong việc cấu tạo máy lọc không khí, sẽ quyết định công suất và khả năng hút lọc không khí.

  • Động cơ: Là bộ phận tạo ra công suất cơ khí cho máy lọc không khí khi hoạt động. Thông thường, các loại động cơ được sử dụng trong máy lọc không khí có công suất từ 10W đến 50W. Động cơ thường được gắn vào vị trí cố định của máy, được điều khiển bởi vi mạch điện tử và giúp tạo ra dòng không khí chuyển động. 
  • Quạt hút: Là bộ phận giúp hút không khí vào máy lọc không khí qua bộ lọc và tạo ra dòng không khí chuyển động trong máy, thường được gắn ở phía ngoài của máy lọc và được kết nối với động cơ thông qua trục quay. Có nhiều loại quạt hút khác nhau sử dụng trong máy lọc không khí như: Quạt ly tâm, quạt trục, quạt cánh bánh xe,…được làm từ chất liệu như hợp kim nhôm hoặc các chất liệu không gỉ.
Bộ phận quạt sẽ hút không khí đến các màng lọc
Bộ phận quạt sẽ hút không khí đến các màng lọc

Khi động cơ hoạt động, quạt hút sẽ quay và hút không khí từ môi trường vào bên trong màng lọc và đưa không khí sạch ra bên ngoài theo một hướng khác. Tốc độ hút của quạt sẽ phụ thuộc vào khả năng hoạt động của động cơ. 

1.3. Bộ màng lọc khí

Bộ màng lọc khí đóng vai trò quyết định khả năng làm sạch không khí ô nhiễm của máy lọc không khí. Một số màng lọc phổ biến hiện nay như: Màng lọc than hoạt tính, màng lọc HEPA, màng lọc thô màng lọc phấn hoa. Những màng lọc này giúp máy lọc sạch các hạt bụi siêu nhỏ từ 0.3 micromet, vi khuẩn, nấm mốc, khử mùi hôi, khí độc rất hiệu quả,…  mang đến cho bạn không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.

Cấu tạo máy lọc không khí bộ phận màng lọc
Cấu tạo máy lọc không khí bộ phận màng lọc

Phương thức và nguyên lý máy lọc không khí hoạt động

Ở phần trên, Beurer đã giới thiệu đến bạn về cấu tạo máy lọc không khí cũng như các bộ phận quan trọng của máy. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương thức và nguyên lý hoạt động máy lọc không khí.

Máy lọc không khí hoạt động dựa trên hai cơ chế chính: cơ chế lọc không khí thụ động và cơ chế lọc không khí chủ động. 

2.1. Màng lọc không khí thụ động

Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí theo cơ chế thụ động
Nguyên lý hoạt động của máy lọc không khí theo cơ chế thụ động

Lọc không khí thụ động là phương pháp làm sạch không khí thông qua hệ thống màng lọc. Do màng lọc có tính sét điện nên nó sẽ hút các hạt nhỏ trong không khí thông qua bộ phận quạt và giữ lại trên màng lọc để làm sạch, sau đó thổi luồng không khí sạch trở lại môi trường. 

Điều này có nghĩa là chúng không sử dụng các phương pháp hoạt động như ion hóa hoặc ozone hóa để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, mà chỉ đơn giản là giữ lại chúng trong bộ lọc. Có rất nhiều loại màng lọc được làm từ các chất liệu khác nhau như: Sợi thủy tinh, foam, bông,… Một số loại màng lọc phổ biến trong cấu tạo máy lọc không khí thường gặp như: 

  • Màng lọc thô: Có khả năng lọc các hạt bụi có kích thước lớn như: Lông thú cưng, tóc, sợi vải, sợi bông, phấn hoa,…
  • Màng lọc HEPA: Có khả năng hút bụi bẩn trong không khí có kích thước siêu nhỏ từ 0.3 micromet.
  • Màng lọc than hoạt tính: Có khả năng khử mùi hôi, lọc khí thải, ẩm mốc,…

2.2 Công nghệ lọc không khí chủ động

Với dòng máy này, cấu tạo của máy lọc không khí bao gồm các bộ phận chính như: Khung máy và bộ phận tạo phản ứng (tạo ion, tạo ozon,…).

Nguyên lý máy lọc không khí hoạt động theo cơ chế chủ động là quá trình loại bỏ các tạp chất ô nhiễm trong không khí bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như ion hóa, ozone hóa.

Khi hoạt động, máy sẽ chủ động cảm biến để phát hiện các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí và đưa đến các bộ lọc chuyên dụng để xử lý. Sau đó phát tán không khí sạch trở lại môi trường bên ngoài.

Công nghệ lọc khí, khử mùi, diệt khuẩn vượt trội
Công nghệ lọc khí, khử mùi, diệt khuẩn vượt trội

Một số công nghệ lọc không khí chủ động hiện nay:

  1. Ion hóa: Máy lọc không khí sử dụng cơ chế ion hóa phát ra các ion âm hoặc ion dương điện tử để làm nhiễm các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí. Khiến chúng kết dính vào các bề mặt quanh phòng, giúp bạn dễ dàng vệ sinh bằng cách lau chùi, hút bụi. Tuy nhiên, việc sử dụng ion hóa cũng có thể tạo ra ozone gây hại sức khỏe cho con người nếu sử dụng quá mức.
  2. Sản xuất ozone hóa: Máy lọc không khí sử dụng cơ chế ozone hóa để phân hủy các hóa chất độc hại trong không khí và sản xuất ozone để loại bỏ các chất gây ô nhiễm.
  3. Lọc bụi tĩnh điện: Máy lọc không khí sử dụng tấm tích điện để hút các tác nhân gây ô nhiễm.
  4. Công nghệ khử trùng bằng nhiệt động: Máy lọc không khí sử dụng phương pháp xử lý nhiệt để loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm. Không khí đưa vào máy qua quá trình đối lưu, sau đó đi qua lõi gốm chứa các mao quản siêu nhỏ được làm nóng tới 200 độ C để đốt các thành phần gây ô nhiễm.
  5. Diệt khuẩn bằng tia cực tím: Máy lọc không khí sử dụng tia UV để diệt khuẩn, đặc biệt là các loại vi sinh vật như virus, vi khuẩn, nấm, mốc.
  6. Dùng chất tẩy rửa quang xúc tác: Máy lọc không khí sử dụng ánh sáng tia cực tím phối hợp cùng các chất xúc tác (thường là TiO2 – Titan dioxide) để kích hoạt phản ứng hóa học, oxi hóa các loại virus, vi khuẩn, khử mùi hôi và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thành sản phẩm phụ không độc hại.

3. 1 số chức năng phụ của máy lọc không khí

Mặc dù nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lọc không khí rất đơn giản, ngoài chức năng chính là lọc không khí, máy lọc không khí còn được trang bị một số chức năng phụ khác như: tính năng bắt muỗi, hút ẩm, tạo ẩm,…

Máy lọc không khí giúp hút ẩm, tạo ẩm và bắt muỗi
Máy lọc không khí giúp hút ẩm, tạo ẩm và bắt muỗi

 

  1. Chức năng hút ẩm – tạo ẩm: Một số máy lọc không khí được thiết kế tích hợp bình tạo ẩm, giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, tạo ra không khí tươi mát, an toàn cho sức khỏe người dùng. 
  2. Chức năng bắt muỗi: Máy lọc không khí được phủ một lớp sơn tĩnh điện màu đen đặc trưng và trang bị tấm lưới bắt muỗi, giúp thu hút và tiêu diệt muỗi rất hiệu quả.
  3. Chức năng đo chất lượng không khí: Một số máy lọc không khí được trang bị bộ phận cảm biến thông minh để đo chất lượng không khí trong phòng và hiển thị kết quả trên màn hình.
  4. Tính năng kết nối Wi-Fi: Hiện nay nhiều dòng máy lọc không khí mới được trang bị tính năng kết nối Wi-Fi, giúp người dùng có thể điều khiển từ xa bằng smartphone hoặc điều khiển giọng nói.
  5. Tăng tính thẩm mỹ: Máy lọc không khí cũng được coi là một loại đồ nội thất, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn trở nên tiện nghi hơn.
  6. Giảm các triệu chứng dị ứng: Máy lọc không khí có thể giảm các triệu chứng dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
  7. Chức năng loại bỏ các chất độc hại: Máy lọc không khí có thể loại bỏ các chất độc hại như: Formaldehyde, VOC (Hợp chất hữu cơ bay hơi), Amoniac, CO (Khí carbon monoxide),…
  8. Chức năng tạo ion: Khi hoạt động, máy lọc không khí sẽ sản sinh ra các ion âm, sau đó phát tán ion này vào trong không khí và trung hòa ion dương, giúp diệt vi khuẩn, giảm mùi hôi cho căn phòng của bạn.

Bài viết trên, Beurer đã chia sẻ đến bạn những thông tin về chức năng, nguyên lý và cấu tạo máy lọc không khí. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn có thể hiểu biết sâu hơn về các bộ phận quan trọng của máy lọc không khí cũng như những lợi ích mà máy lọc không khí mang lại cho không gian sống của mình nhé!

Trả lời