Đặt máy lọc không khí ở đâu hay vị trí để máy lọc không khí ở đâu trong nhà là câu hỏi được rất nhiều người dùng quan tâm sau khi mua máy. Vậy nên đặt máy lọc không khí ở vị trí nào để máy phát huy hiệu quả thanh lọc không khí trong nhà tốt nhất? Dưới đây là gợi ý của Beurer dành cho bạn.
1. Trong nhà nên đặt máy lọc không khí ở đâu?
Vị trí đặt máy lọc không khí ở đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thanh lọc không khí trong căn nhà của bạn. Vì thế hãy lựa chọn một vị trí thật thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt để kéo dài tuổi thọ cho máy và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Bạn có thể tham khảo một số vị trí đặt máy lọc không khí ở đâu trong nhà sao cho phù hợp dưới đây.
1.1. Lọc không khí tươi mát trong phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi chúng ta dành đến ⅓ thời gian (8 tiếng) trong ngày để ngủ nghỉ, sinh hoạt và làm việc. Vì thế phòng ngủ chính là nơi lý tưởng để đặt một chiếc máy lọc không khí. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nên đặt máy lọc không khí ở đâu để vừa giúp máy làm việc hiệu quả và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình?
Đối với phòng ngủ, bạn có thể đặt máy lọc không khí ở vị trí phía cuối giường ngủ. Hạn chế đặt máy ngay cạnh đầu giường, bởi khi làm việc máy sẽ tạo ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Nếu khu vực cuối giường ngủ chật hẹp, bạn có thể đặt máy lọc không khí ở ngang bằng hoặc phía trên khu vực giường ngủ. Nên đặt cách đầu giường tối thiểu 1m để luồng không khí xả ra không thổi trực tiếp vào mặt gây cảm giác khó chịu, thậm chí khiến bạn bị đau đầu. Tốt nhất nên để gần với cửa sổ hoặc cửa ra vào để máy thanh lọc luồng không khí ngoài trời tốt nhất.
1.2. Để máy lọc không khí trong phòng làm việc
Phòng làm việc là nơi chúng ta làm việc, học tập cũng như cất giữ nhiều tài liệu, sách vở nên rất dễ bám bụi bẩn. Việc đặt máy lọc không khí ở đâu để tối ưu nhất cũng rất quan trọng.
Đối với gia đình có phòng làm việc riêng, bạn nên đặt máy lọc không khí gần vị trí mình ngồi hoặc cạnh bàn làm việc của mình. Điều này giúp chúng ta khi ngồi làm việc ở bên cạnh sẽ được hít thở không khí chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, đặt máy ở vị trí gần máy tính, giá sách sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những tác nhân gây hại như bụi, côn trùng, mối mọt… giúp tăng thời gian và hiệu quả sử dụng.
1.3. Đặt ở phòng ăn cho bữa cơm ngon miệng
Phòng ăn là nơi tụ họp của gia đình và là nơi chứa rất nhiều đồ đạc khiến bạn không biết nên đặt máy lọc không khí ở đâu phù hợp? Bạn có thể đặt một chiếc máy lọc không khí ở vị trí gần bàn ăn cơm, tủ kệ… Giúp gia đình bạn có thể tận hưởng không khí trong lành cũng như cảm nhận rõ hơn món ăn qua khứu giác.
Cần chú ý rằng, phòng bếp là khu vực có tính đặc thù riêng nên bạn cần lựa chọn dòng máy lọc không khí có tích hợp khả năng hút mùi cao. Nếu bạn có ý định đặt máy lọc không khí cách xa khu vực ăn cơm thì nên lựa chọn các dòng máy lọc không khí có khả năng hút lọc không khí xa tới khoảng cách 3m. Không nên để máy lọc gần khu vực nấu do nhiệt lượng bếp và khói, mùi thức ăn dễ dàng làm hỏng máy lọc và khiến màng lọc nhanh chóng quá tải, giảm thời hạn sử dụng.
1.4. Mang lại sự sang trọng, thoải mái cho phòng khách
Phòng khách hay phòng lớn không chỉ là nơi tiếp đón khách mà còn là không gian sinh hoạt chung của gia đình. Mặc dù máy lọc không khí là đồ vật rất hữu ích, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn chưa biết nên đặt máy lọc không khí ở đâu trong phòng khách để đảm bảo tiêu chí tiện nghi, sang trọng và giúp không khí tiếp khách trở nên thoải mái hơn?
Bạn có thể đặt máy lọc không khí ở những vị trí mà chúng ta thường xuyên ngồi gần hoặc ngồi xung quanh đó. Một số vị trí lý tưởng mà bạn có thể để máy lọc không khí như: Cạnh bàn uống nước hoặc cạnh ghế sofa, đặt ở giữa vị trí của các loại tủ, kệ, khu vực dưới máy điều hòa,…
Không nên đặt máy lọc không khí ở những vị trí xa nơi bạn ngồi, đặt máy sát cạnh tường, chậu cây, đồ trang trí trong nhà,… Khiến máy hấp thụ không khí ô nhiễm thấp. Tránh đặt máy lọc không khí ở khu vực có ánh nắng chiếu trực tiếp, ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của máy.
2. Tổng hợp những lưu ý về vị trí đặt máy lọc không khí
Bên cạnh những chỉ dẫn đặt máy lọc không khí ở đâu trong nhà ở trên, người dùng cũng cần lưu ý về vị trí đặt máy lọc không khí sao cho phù hợp nhất. Tham khảo những lưu ý nên đặt máy lọc không khí ở đâu ngay dưới đây.
2.1. Cách tường ít nhất 20 cm, dưới trần tối thiểu 50 cm
Không nên để máy lọc không khí quá sát tường hoặc trần nhà. Khoảng cách lý tưởng bạn có thể để cách tường ít nhất 20 cm, dưới trần tối thiểu 50 cm hoặc treo cách sàn từ 0,7 – 1,2 m.
- Cách tường ít nhất 20 cm: Nguyên lí hoạt động của máy lọc không khí là hút không khí bẩn thải ra không khí sạch, tùy từng model máy sẽ được thiết kế bộ phận hút không khí 3 – 4 chiều. Vì vậy nên đặt máy lọc không khí cách các bức tường của phòng ngủ tối thiểu 20 cm. Điều này giúp không gian làm việc của máy thoáng mát, không bị che lấp hoặc bị cản lại bởi các vật xung quanh.
- Cách trần nhà tối thiểu 50 cm: Nên giữ khoảng cách với trần nhà tối thiểu 50 cm, giúp máy có thể hút không khí dễ dàng. Đặc biệt nếu bạn sử dụng máy lọc kết hợp với điều hòa thì nên đặt ở phía dưới luồng gió của máy điều hòa, giúp luồng không khí sạch lan tỏa trong phòng nhanh hơn.
- Treo cách sàn 0.7 – 1.2 m: Với các dòng máy lọc không khí treo tường, chúng ta cần treo cách mặt đất tối thiểu là 70 cm để tạo không gian hút và thổi khí cho máy. Nếu đặt quá gần sàn hoặc trần nhà, thể tích không khí được lọc sẽ bị hạn chế và khó phân phối đủ cho toàn bộ căn phòng.
2.2. Đặt máy ở nơi chắc chắn, bằng phẳng
Lựa chọn vị trí đặt máy lọc không khí ở đâu rất quan trọng. Nếu đặt máy lọc ở vị trí bằng phẳng, ổn định sẽ giúp máy không bị rung lắc trong quá trình hoạt động.
Không nên để máy lọc không khí ở các khu vực lồi lõm, không chắc chắn như: ghế nhựa, ghế sofa, nệm,… Các vị trí lồi lõm sẽ khiến máy không đứng vững, bị nghiêng, lệch ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong của máy cũng như làm máy hoạt động sai lệch và hút lọc không khí kém hiệu quả. Thậm chí có thể khiến máy bị rơi vỡ bởi các tác động của ngoại lực.
Nhìn chung, bạn nên lựa chọn đặt máy lọc không khí ở đâu có vị trí bằng phẳng, khô ráo, cứng cáp để tránh các tác động ngoại lực và hoạt động ổn định nhất. Đồng thời giúp máy không bị nghiêng hoặc đổ vỡ.
2.3. Không đặt ở chỗ chật hẹp, cạnh nhiều đồ đạc
Mỗi dòng máy lọc đều có thông số, công suất phù hợp với từng không gian diện tích khác nhau. Vì vậy bạn cần lựa chọn vị trí nên đặt máy lọc không khí ở đâu sao cho phù hợp với không gian căn phòng. Không đặt ở chỗ chật hẹp, cạnh nhiều đồ đạc như: tủ quần áo, rèm cửa,… khiến máy hấp thụ và lọc không khí ô nhiễm kém hiệu quả.
Ngoài ra bạn cũng không nên đặt máy ở khu vực ẩm ướt sẽ khiến nước bị ngưng tụ trong tấm lọc và ảnh hưởng đến các vi mạch điện tử bên trong.
2.4. Để máy gần luồng khí, cửa sổ, cửa ra vào
Việc để máy lọc không khí ở đâu dễ tiếp xúc với môi trường, luồng khí bên ngoài như: khu vực cửa sổ, cửa ra vào sẽ giúp máy dễ dàng hút không lọc khí bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, virus, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài. Mang lại nguồn không khí chất lượng cho gia đình bạn. Tại vị trí này, máy lọc khí đóng vai trò là một tấm màng chắn, ngăn chặn phần lớn những tác nhân gây hại trước khi chúng kịp xâm nhập vào căn nhà của bạn.
2.5. Chọn vị trí gần nguồn ô nhiễm
Máy lọc không khí có chức năng hút, lọc không khí bẩn – thải ra không khí sạch. Bạn nên đặt máy lọc không khí ở đâu có vị trí dễ phát sinh nguồn ô nhiễm như: cửa sổ, quạt máy, kệ tủ, gần khu vực để chuồng chó/mèo… Đây là những vị trí dễ bám bụi bẩn và tích tụ các vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, đặt thiết bị máy có thể hút các vi khuẩn, virus, khói bụi, phân hoa, tác nhân dị ứng,… Biến đổi lượng không khí ô nhiễm thành không khí sạch, đào thải không khí độc hại không thể xâm nhập vào không gian sống của gia đình bạn.
2.6. Không nên đặt gần bếp ăn
Khu vực bếp ăn có nhiều vật dụng, các đường ống nước có thể gây cản trở luồng thông khí của máy khiến hiệu quả lọc không khí thấp. Điều này khiến nhiều gia đình băn khoăn không biết nên đặt máy lọc không khí ở đâu trong phòng bếp sao cho phù hợp.
Bạn có thể lựa chọn một số vị trí như: gần bàn ăn cơm, khu vực tủ/kệ thoáng đãng, phía dưới điều hòa,… Giúp cân bằng độ ẩm và nâng cao chất lượng không khí phòng bếp. Không nên đặt máy lọc không khí ở đâu có thiết bị sinh nhiệt lớn như bếp ăn. Bởi khi nấu ăn, bếp sẽ tỏa ra một lượng nhiệt cao dễ gây cháy nổ.
2.7. Giữ nhiệt độ 20 – 35 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp
Đặt máy lọc không khí ở đâu có vị trí thoáng mát khô ráo ở nhiệt độ từ 20 đến 35 độ C, tránh để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Điều này có thể khiến vỏ hoặc các bộ phận khác bị biến dạng, thay đổi màu, làm giảm tuổi thọ và độ bền của máy.
Ngược lại, khi bạn để máy lọc không khí trong phòng nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho các bộ phận trong bộ lọc của máy bị ngưng tụ hơi nước và đóng băng. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hút, lọc không khí và làm giảm tuổi thọ của máy. Tùy từng không gian, diện tích mà bạn nên lựa chọn vị trí đặt máy lọc không khí ở đâu cho phù hợp và giúp máy phát huy tối ưu công suất hiệu quả nhất.
2.8. Tránh xa chất Fluororesin hoặc Silicone đối với máy lọc không khí ion âm
Đa số máy lọc không khí đều hoạt động dựa trên cơ chế phát tán ion âm vào trong không khí. Khi đó các ion âm này sẽ trung hòa với các ion dương tạo nên hiệu ứng gió điện và hút bụi bẩn vào trong máy.
Để máy hoạt động một cách hiệu quả nhất, bạn nên đặt máy lọc không khí ở đâu tránh xa các chất hóa mỹ phẩm chứa Fluororesin hoặc Silicone. Nếu dính các chất này vào bên trong máy sẽ gây cản trở quá trình sản sinh các ion plasma cũng như hiệu quả lọc không khí.
2.9. Giữ khoảng cách với đồ dùng điện tử
Tương tự như các thiết bị khác, máy lọc không khí cũng là thiết bị điện hoạt động ở bước sóng điện tử.
Bạn hãy lựa chọn vị trí nên đặt máy lọc không khí ở đâu phù hợp nhất và giữ khoảng cách với các thiết bị điện tử như: Tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, wifi,… Điều này giúp tránh bị bước sóng điện tử gây nhiễu khiến máy lọc không khí không phát huy hết tác dụng của nó.
Cần lưu ý rằng không nên cắm phích cắm chung ổ điện với thiết bị điện tử khác để tránh ổ điện bị quá tải, tăng nguy cơ cháy nổ.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin nên đặt máy lọc không khí ở đâu và những lưu ý về vị trí đặt máy lọc không khí ở đâu cho phù hợp. Hy vọng bạn đã có thêm các thông tin hữu ích, giúp máy lọc hoạt động hiệu quả và bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình