Video cách sử dụng máy trợ thính và những lưu ý khi sử dụng

Máy trợ thính là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho những người có thính lực kém, người già, người khiếm thính,…. Nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng máy trợ thính một cách hiệu quả và đúng cách nhất. Đặc biệt khi các loại máy không dây, có dây hay máy bỏ túi. Giữa các loại máy này lại có cách sử dụng khác nhau. Dưới đây là những cách sử dụng máy trợ thính và những lưu ý khi sử dụng giúp các bạn sử dụng đúng cách nhất các bạn hãy tham khảo nhé.

Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là thiết bị có chức năng thu âm thanh và khuếch đại âm thanh để người sử dụng có thể nghe được âm thanh một cách rõ ràng hơn. Máy trợ thính có thể được cấu tạo nhỏ gọn để đeo trong tai, sau tai,… Giúp cho người có thính lực kém, người già, người khiếm thính,… có thể tự tin hơn trong giao tiếp, học tập và đời sống mà không hề cảm thấy bất tiện.

máy trợ thính là gì? cách sử dụng máy trợ thính
máy trợ thính là gì? cách sử dụng máy trợ thính

Vậy cấu tạo cụ thể của máy trợ thính gồm những phần nào? Cách sử dụng máy trợ thính ra sao? Cùng theo dõi ở những phần tiếp theo của bài viết nhé!

Đối tượng sử dụng máy trợ thính

Đối tượng sử dụng máy trợ thính là những người già, người khiếm thính, người bị lãng tai, người suy giảm thính lực,…Tuy nhiên những đối tượng này cũng không thể sử dụng máy trợ thính một cách tùy tiện mà cần phải được thăm khám tại các cơ sở y tế và được bác sĩ đưa ra lời khuyên để kết luận có thể sử dụng máy trợ thính phù hợp với tính trạng của mình.

Tìm hiểu cấu tạo máy trợ thính

Một thiết bị trợ thính thông thường sẽ bao gồm 5 bộ phận chính: Microphone, bó mạch chính khuếch đại và xử lý âm thanh, loa, pin và bộ phận gắn kết nối với nguồn âm như điện thoại, lap top,…

tìm hiểu cấu tạo máy trợ thính
tìm hiểu cấu tạo máy trợ thính – cách sử dụng máy trợ thính

Mic – Microphone

Chức năng chính của Microphone là thu tín hiệu âm thanh và chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng âm trở thành tín hiệu điện cấp vào mạch khuếch đại. Để thu tín hiệu âm thanh tốt, microphone thường được chế tạo có độ nhạy thu cao. Đặc biệt một số thiết bị máy trợ thính còn sử dụng microphone tự động định hướng. Đây là giải pháp tốt nhất để cải thiện tỷ lệ giữa tín hiệu và tạp âm. Từ đó cải thiện độ rõ ràng của lời nói cho người sử dụng máy trợ thính.

Mạch khuếch đại và xử lý âm thanh

Khuếch đại âm thanh là chức năng chính của bo mạch máy trợ thính. Ngoài ra một số dòng máy trợ thính xử lý tín hiệu số còn sử dụng hệ thống mạch điện số. Hệ thống này có thể dùng cho tất cả các loại máy trợ thính đặt nhiều chương trình đặc biệt với nhiều trạng thái yên lặng, âm nhạc, giảm bớt tiếng ồn và định hướng.

Loa

máy trợ thính là gì? cách sử dụng máy trợ thính
máy trợ thính là gì? cách sử dụng máy trợ thính

Đây là thành phần có nhiệm vụ đưa âm thanh từ bo mạch vào trong tai của người nghe. Bao gồm các thành phần dây dẫn nối và các bộ phận hỗ trợ kết nối về mặt cơ khí để dẫn âm thanh trong tai hiệu quả nhất. Bộ phận loa của thiết bị máy trợ thính là thành phần biến đổi tín hiệu âm thanh thành dạng sóng mà chúng ta hay nghe hằng ngày.

Pin máy trợ thính

Pin của máy trợ thính là bộ phận cung cấp năng lượng điện cho các bộ phận của máy trợ thính. Kiểu dáng của máy phụ nhiều vào tính chất của pin. Pin càng nhỏ thì năng lượng điện tiêu thụ càng ít.

Hiện nay trên thị trường có 4 loại pin máy trợ thính chính là: Pin 10 ( pin pr536), Pin 13 (Pin PR48), Pin 675 (pin PR44), Pin 312 (Pin PR41) chuyên dùng cho các dòng thiết bị máy trợ thính chuyên dụng đặc biệt là các dòng máy trợ thính cao cấp.

cách sử dụng máy trợ thính
cách sử dụng máy trợ thính – pin máy trợ thính

Bộ phận kết nối

Để kết nối máy trợ thính với các thiết bị chuyển đổi, điện thoại, máy tính, Tivi,.. có thể sử dụng ở 2 dạng là kết nối hữu tuyến và kết nối vô tuyến.

Kết nối vô tuyến:

Là hình thức sử dụng cuộn dây cảm ứng được gắn trong thiết bị trợ thính. Thường được sử dụng tương thích với hệ thống vòng cảm âm điện từ được gắn trong bộ chuyển đổi thu phát không dây.  Nhờ cuộn dây cảm ứng này mà nhiều nguồn âm thanh có thể kết nối với máy trợ thính, nâng cao chất lượng âm thanh và cho phép người sử dụng cảm nhận được âm thanh dù là trong môi trường có nhiều tạp âm.

Kết nối hữu tuyến:

Là phương thức sử dụng dây nối để kết nối máy trợ thính với nguồn âm thanh bên ngoài. Như điện thoại, đầu nghe CD hay một dụng cụ hỗ trợ nghe, thông qua các jack cắm với các jack cắm nhất định.

Cách sử dụng máy trợ thính không dây

cách sử dụng máy trợ thính đúng cách
cách sử dụng máy trợ thính không dây

Khi sử dụng lần đầu tiên có thể bạn chưa thể làm quen được với âm thanh sản phẩm truyền đến tai. Đa số người khiếm thính đều quên đó là âm thanh gì và phải chờ đợi quá lâu để có thể phân tích và phán đoán âm thanh đó. Chính vì vậy cần có thời gian cho người sử dụng máy trợ thính tập luyện ở nhà để là quen trước. Và để có thể sử dụng máy trợ thính dễ dàng mời các bạn theo dõi 2 video hướng dẫn dưới đây!

Video hướng dẫn cách sử dụng máy trợ thính không dây:

Video hướng dẫn cách sử dụng máy trợ thính có dây:

Những lưu ý khi lần đầu sử dụng máy trợ thính

Điều chỉnh âm thanh

cách sử dụng máy trợ thính
cách sử dụng máy trợ thính – những lưu ý khi lần đầu sử dụng máy trợ thính
  • Các máy trợ thính đều có núm điều chỉnh âm lượng, để điều chỉnh âm thanh cho to rõ ràng hơn bằng cách xoay núm điều chỉnh ẩm lượng.
  • Trong những buổi tiệc tùng, phải đi ngoài đường, hoặc môi trường có nhiều âm thanh hỗn tạp, thì người dùng phải chú ý điều chỉnh mức độ âm lượng của máy cho phù hợp. Nếu không thì sẽ gây nhiều áp lực cho tai, khiến thính giác giảm sút nghiêm trọng hơn.

Cách sử dụng máy trợ thính trong thời gian đầu

cách sử dụng máy trợ thính trong thời gian đầu
cách sử dụng máy trợ thính trong thời gian đầu
  • Một số người bệnh phản ánh rằng sau khi đeo máy, họ cảm thấy rất khó chịu, và áp lực với tai, không những thế còn bị đau tai, và cho rằng đây là lỗi của máy trợ thính, không muốn đeo máy nữa. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, như đã đề cập ở phần trên, nếu bạn chưa từng sử dụng thiết bị trợ thính, bạn nên có thời gian luyện tập và đeo thử tại nhà, sau đó tăng dần thời gian đeo máy trợ thính nên từng ngày một để làm quen với ấm thanh của máy.

Khi đến gần các thiết bị điện tử khác hiện tượng nhiễu máy trợ thính

  • Đa số những người dùng máy đều phàn nàn sự nhiễu của máy với các loại thiết bị điện tử khác, nhất là thiết bị truyền phát âm thanh. Chúng ta nên chỉnh âm thanh ở chế độ nghe điện thoại hoặc giảm âm để không bị nhiễu sóng và âm thanh dễ nghe hơn

Chú ý về pin

  • Đa số các loại pin dùng cho máy trợ thính là pin tiểu, có loại rất nhỏ và nhẹ, đôi khi khó kiếm và có tuổi thọ thấp. Vì vậy nên dùng loại máy có dây để giảm chi phí vì loại dùng được nhiều loại pin, pin có sẵn, rẻ tiền. Chúng ta nên sử dụng đúng loại pin cho từng loại và thay pin khi hết để kéo dài tuổi thọ của máy

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy trợ thính

cách sử dụng máy trợ thính trong thời gian đầu
cách sử dụng máy trợ thính trong thời gian đầu
  • Không để cho máy trợ thính bị ướt. Nếu máy trợ thính bị ướt, để làm khô máy, cách đơn giản nhất là mở nắp pin và để chúng tự khô hoặc cũng có thể sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ nhẹ.
  • Không để máy trợ thính ở nơi có nhiệt độ cao, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hay những vật dụng nóng.
  • Tránh và hạn chế làm rơi máy trợ thính.
  • Không sử dụng keo xịt tóc, kem dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc khi đang mang máy trợ thính vì những hóa chất này có thể làm nghẹt micro, thậm chí phá hủy chất nhựa ở vỏ ngoài máy trợ thính.
  • Không dùng cồn hay dung môi để làm sạch máy trợ thính vì những chất trên cũng có thể làm hỏng vỏ máy trợ thính mà nên mua chất tẩy rửa chuyên dùng cho máy trợ thính.
  • Buổi tối, khi tháo máy trợ thính ra khỏi tai, nên dùng một miếng vải hay khăn giấy mỏng khô lau chùi máy cẩn thận. Nếu thấy có ráy tai đọng lại ở phía sau máy, cần lấy ngay. Trong hộp đựng máy luôn có sẵn dụng cụ lau chùi ráy tai như chiếc bàn chải, móc kim loại hay bàn chải có đầu móc. Cuối cùng, mở hộp pin ra và đặt máy trợ thính vào trong hộp.
  • Hầu hết máy trợ thính đều có công tắc độc lập, nên mở nắp pin để cho không khí vào trong máy làm giảm độ ẩm ướt khi đeo máy suốt ngày.
  • Với máy trợ thính đeo sau tai, núm tai là bộ phận không có mạch điện nên có thể dùng xà bông ít kiềm và nước để lau chùi. Nếu có nước đọng trong ống tai, lấy bơm tai thổi sạch nước trước khi gắn trở lại vào máy trợ thính.
  • Riêng đối với trẻ em dưới 10 tuổi, máy thích hợp nhất cho các em là máy đeo sau tai vì dễ bảo quản với chi phí phù hợp
  • Trên thị trường có rất nhiều loại máy và có một số loại máy của thương hiệu nổi tiếng như: Beurer, Rionet, Mimitakara,…để bạn tham khảo và lựa chọn sản phẩm máy trợ thính phù hợp

Lời kết

Với những thông tin mà chúng tối đã tổng hợp lại và gửi tới bạn đọc trên đây, bạn đọc có nhu cầu mua máy trợ thính đã có những kiến thức về cách sử dụng máy trợ thính cũng như những lưu ý khi sử dụng thiết bị này. Để việc sử dụng và chọn mua máy trợ thính phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Mọi thắc mắc cũng như nhu cầu đặt mua các sản phẩm máy trợ thính bạn đọc vui lòng liên hệ:

Hotline: 19006852

Trang web: Beurer.vn

Fanpage: Facebook.com/beurervietnam

0/5 (0 Reviews)
Nội dung chính