Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ là hội chứng huyết áp tăng cao khi mang thai, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về bình thường trong vòng 6 tuần sau sinh. Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, như bong rau, đột quỵ, suy đa tạng, rối loạn đông máu, chậm phát triển trong tử cung, sinh non, thai lưu.
Tăng huyết áp thai kỳ có thể được phân loại thành các dạng sau:
- Tăng huyết áp mãn tính: Xuất hiện từ trước khi mang thai hoặc ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này có thể kéo dài hơn 6 tuần sau sinh, có thể có liên quan đến protein niệu.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tuần sau sinh, tuy nhiên có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp vẫn tiếp tục tăng sau đó.
- Tiền sản giật: Đây là thể lâm sàng xuất hiện khi thai phụ mang thai đầu tiên, đa thai, thai trứng hoặc thai phụ mắc hội chứng kháng phospholipid, đặc biệt khi thai phụ tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận hoặc đái tháo đường. Tiền sản giật là tăng huyết áp thai kỳ kèm protein niệu (>0,3g/24h)
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ rất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Có thể có sự đóng góp của nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, dinh dưỡng, nội tiết, miễn dịch.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh như:
- Tuổi >40 hoặc <18
- Tăng huyết áp mạn tính
- Bệnh thận mạn
- Bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid)
- Đái tháo đường
- Béo phì
- Có thai bằng thụ tinh nhân tạo
- Đa thai
Nhận biết triệu chứng huyết áp cao khi mang thai
Thường tăng huyết áp thai kỳ không có nhiều triệu chứng rõ ràng và được phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể xuất hiện trong trường hợp tiền sản giật hoặc sản giật như:
- Đau đầu kéo dài, dữ dội
- Rối loạn thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị lực thoáng qua…)
- Đau vùng thượng vị
- Thay đổi ý thức
- Khó thở, đau ngực sau xương ức
Khi có các triệu chứng này thì bệnh tương đối nặng, cần xử trí khẩn cấp, có thể phải chấm dứt thai kỳ
Phương pháp điều trị tăng huyết áp thai kỳ như thế nào?
Điều trị tăng huyết áp thai kỳ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, tuổi thai và tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Một số biện pháp điều trị có thể bao gồm:
- Theo dõi và kiểm soát huyết áp thường xuyên với Máy đo huyết áp bắp tay Beurer BM28. Beurer BM28 đã đạt chứng nhận kiểm định từ Hiệp hội Tăng huyết áp Đức và Hiệp Hội tăng huyết áp châu Âu; được kiểm chứng lâm sàng, cho ra các kết quả tin cậy khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
- Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng, hạn chế muối và chất béo
- Tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Sử dụng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
- Chấm dứt thai kỳ khi có chỉ định của bác sĩ, như khi huyết áp quá cao, có biến chứng nghiêm trọng hoặc đã đủ tuần thai.
Phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ bằng cách nào?
Để phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ, bạn nên làm những việc sau:
- Tránh mang thai khi tuổi cao
- Giảm cân trước khi mang thai (nếu thừa cân)
- Chế độ ăn uống lành mạnh: nhiều rau xanh, hoa quả, ít mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
- Tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai. Trong khi có thai cũng cần vận động phù hợp tùy từng giai đoạn.
- Khám sức khỏe định kỳ và theo dõi huyết áp trong suốt thai kỳ
Theo dõi Beurer để biết thêm các cách phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ cho sức khỏe của mẹ bầu tại