Việc sử dụng máy đo điện tim cầm tay đối với những bệnh nhân mắc các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh về tim,… hiện nay đã không còn xa lạ. Chiếc máy giúp người bệnh theo dõi và xác định được tình trạng bệnh tình của mình.
Nội dung:
Vậy bạn đã biết những điều cần lưu ý khi sử dụng máy đo điện tâm đồ tại nhà và nên lựa chọn dòng máy nào chưa? Hy vọng bài viết dưới đây của Beurer Vietnam sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về chiếc máy đo điện tim cầm tay cho bạn nhé!
Máy đo điện tim cầm tay là gì?
Máy đo điện tim là chiếc máy ghi lại hoạt động điện học của tim, những xung điện do tế bào cơ tim phát ra được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da. Sử dụng máy điện tim giúp phát hiện các bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, chẩn đoán một số thay đổi, rối loạn về tim nói chung.
Tại sao lại cần thường xuyên theo dõi điện tim?
Với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh tim mạch như: đau thắt ngực, khó thở, tim loạn nhịp,… hoặc những bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, hở van tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… cần thường xuyên theo dõi điện tâm đồ.
Việc theo dõi điện tâm đồ rất quan trọng. Qua các xét nghiệm điện tâm đồ, bạn có thể biết được tình trạng hoạt động của tim từ đó có những biện pháp bảo vệ sức khỏe hoặc chữa trị sớm.
03 lợi ích khi sử dụng máy đo điện tim cầm tay tại nhà
Theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày
Đối với những người mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp như: cao huyết áp, suy tim, viêm cơ tim,… ngoài việc theo dõi huyết áp hàng ngày thì thường xuyên theo dõi các chỉ số nhịp tim cũng rất quan trọng.
Với máy điện tim cầm tay tại nhà, bạn có thể chủ động theo dõi các chức năng tim mạch hàng ngày để xây dựng một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể dễ dàng phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Tầm soát, phát hiện kịp thời các bệnh về tim mạch và huyết áp
Các bệnh về tim mạch và huyết áp thường có những dấu hiệu âm thầm mà bạn không để ý. Khi những triệu chứng của bệnh được phát hiện thì rất khó để điều trị. Vì thế bạn hãy chủ động theo dõi huyết áp, nhịp tim để sớm phát hiện những nguy cơ về tim mạch.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phát hiện sớm các nguy cơ sẽ giúp bạn tiết kiệm các chi phí và thời gian phải đến phòng khám thường xuyên. Với một chiếc máy đo điện tim tại nhà, bạn có thể bảo vệ bản thân và cả gia đình của mình.
Cách sử dụng máy đo điện tim và vị trí đo điện tim chuẩn xác nhất
Cách sử dụng máy đo điện tim tại nhà
Lưu ý khi sử dụng:
- Các điện cực của máy phải được đặt trực tiếp trên da
- Nếu da hoặc tay bạn khô, hãy làm ướt chúng trước khi đo bằng một miếng vải ẩm
- Nếu các điện cực bẩn, hãy làm sạch chúng bằng một miếng vải hoặc bông mềm có thuốc khử trùng
- Trong khi đo, không chạm vào cơ thể của bạn với bàn tay mà bạn đang dùng phép đo
- Không được di chuyển, nói chuyện trong khi thiết bị tiến hành đo. Bất cứ biến động nào cũng có thể làm sai lệch các phép đo
- Tư thế lý tưởng nhất khi đo là ngồi hoặc nằm xuống, không đứng lên
Các phương pháp đo điện tim tại nhà:
Phương pháp A: Chỉ số ngón trỏ phải – ngực
- Bước 1: Đặt ngón trỏ phải của bạn trên hai điện cực trên thiết bị và giữ thiết bị theo chiều dọc trong tay của bạn
- Bước 2: Xác định vị trí chính xác của điện cực dưới thiết bị vào ngực bằng cách: Vẽ 1 đường tưởng tượng từ phía trước của nách xuống dưới. Đồng thời vẽ 1 đường tưởng tượng đi lên 10cm từ xương sườn thấp nhất ở phía bên trái. Đặt điện cực dưới thiết bị tại giao điểm của 2 đường này.
- Bước 3: Nhẹ nhàng nhấn điện cực vào ngực của bạn cho đến khi nghe được tiếng “click” Chú ý: Không nhấn các thiết bị quá chặt vào da của bạn
- Bước 4: Máy đo điện tim sẽ tiến hành đo, kết quả được hiện ở phần cuối của quá trình đếm ngược 30 giây.
Phương pháp B: Chỉ số ngón trỏ trái – ngực
- Tương tự với phương pháp A, tuy nhiên bạn sẽ tiến hành đo điện tim với ngón trỏ trái.
Phương pháp C: Chỉ số ngón trỏ trái – phải
- Bước 1: Đặt ngón trỏ phải của bạn trên hai điện cực của thiết bị
- Bước 2: Đặt một ngón tay trái của bạn trên điện cực dưới
- Bước 3: Bấm điện cực dưới cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “click”
- Bước 4: Máy đo điện tim sẽ tiến hành đo, đọc kết quả trên màn hình hiển thị
Chú ý: Phương pháp C mang đến cho bạn sự thoải mái khi đo, tuy nhiên sự ổn định thấp hơn so với 2 phương pháp đo A và B.
Vị trí đo điện tim chuẩn xác nhất
Bạn hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng và cách xác định vị trí đo điện tim chính xác nhất ở video dưới đây. Theo dõi kênh Youtube của Beurer để xem thêm nhiều thông tin bổ ích về sản phẩm.
Những lưu ý khi sử dụng máy đo điện tim cầm tay tại nhà
Khi sử dụng những chiếc máy đo điện tim cầm tay tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Máy sẽ hiển thị những thay đổi trong nhịp tim xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi này có thể vô hại, nhưng cũng có thể là tác động do ốm hoặc bị bệnh ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu ốm hoặc bị bệnh.
Các kết quả đo ECG không thể dò ra tất cả các rối loạn tim. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức hoặc đến các trung tâm y tế để kiểm tra nếu gặp các triệu chứng của bệnh tim cấp tính như:
- Cảm thấy đau hoặc tức ở trên vùng ngực trái hoặc bụng
- Đau lan tỏa ở miệng/hàm/vùng mặt, vai, cánh tay hoặc bàn tay
- Đau lưng
- Buồn nôn
- Cảm giác nóng rát ở ngực
- Ngã khuỵu xuống
- Khó thở
- Tim đập nhanh hoặc không đều
- Tổng hợp của các triệu chứng trên
Tuyệt đối không được tự chẩn đoán hoặc tự điều trị dựa trên các chỉ số đo được từ thiết bị khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Chỉ bác sĩ mới có thể kết luận chẩn đoán. Bạn nên lưu lại kết quả thay đổi của ECG đo được bằng thiết bị và đưa cho bác sĩ nếu cần.
Tại sao nên lựa chọn máy đo điện tim cầm tay Beurer?
Máy đo điện tim cầm tay Beurer có vai trò như một trợ lý, giúp bác sĩ hay những người có nguy cơ mắc bệnh tim có thể liên tục theo dõi tình trạng bệnh của mình.
Chiếc máy được sản xuất với công nghệ hiện đại, vận hành chỉ với một nút. Máy có thể xác định được nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các biểu hiện khác của bệnh tim.
Máy đo điện tim Beurer được sử dụng để nhanh chóng ghi điện tâm đồ và có thể cho kết quả đánh giá ngay lập tức. Ngoài ra, thiết bị cung cấp đánh giá rõ ràng qua quá trình đo, đặc biệt khi xuất hiện rối loạn nhịp tim.
Đặc biệt, khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh tim, bệnh nhân có thể tự đo điện tâm đồ bằng máy Beurer, sau đó kết nối với máy tính thông qua phần mềm Beurer CardioExpert để lấy hình ảnh, phân tích kết quả đo. Sau đó bạn có thể lưu giữ kết quả mang đến kiểm tra tại cơ sở y tế.
Trên đây là những lợi ích, lưu ý và cách sử dụng máy điện tim cầm tay tại nhà. Mọi thắc mắc cũng như nhu cầu đặt mua sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, bạn đọc vui lòng liên hệ:
Hotline: 19006852
Trang web: Beurer.vn/
Fanpage: Facebook.com/beurervietnam