Trẻ sốt về đêm – Nguyên nhân và cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ tại nhà!

Tình trạng trẻ sốt về đêm đã không còn là điều xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Đặc biệt khi trẻ sốt kèm theo một số các dấu hiệu như: Khó thở, chân tay lạnh, sốt cao trên 39 độ kèm ho,… Vậy khi gặp những tình trạng này cha mẹ nên xử trí như thế nào? Hãy cùng Beurer Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể xử trí kịp thời khi trẻ sốt cao đột ngột

 

trẻ sốt về đêm
Trẻ sốt về đêm – Dấu hiệu và cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ tại nhà!

Hiểu đúng về triệu chứng sốt

  • Sốt là một triệu chứng của bệnh, bản thân sốt không phải là bệnh. Thông thường, đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; sốt là một triệu chứng của các bệnh do vi rút và vi khuẩn thông thường như: cúm, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản,…
  • Nhiệt độ của cơ thể được kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não (gần tai). Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể đo ở trực tràng sẽ là trên 38 độ C, ở miệng là trên 37.5 độ C, ở nách là trên 37.2 độ C và ở tai là trên 38 độ C.
  • Đừng quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt. Hãy nhớ rằng đó là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch cơ thể. Sốt hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể; bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu (chẳng hạn như tế bào lympho T) nhằm kiểm soát và tiêu diệt virus và các loại vi khuẩn, nhiễm trùng.
  • Vì thế, khi bé đang ngủ mà cơ thể có phản ứng sốt thì bạn cũng đừng hoảng loạn. Điều này có nghĩa là cơ thể bé đang tập trung hơn vào việc chống lại và kiểm soát các loại virus và vi khuẩn.
Trẻ sốt về đêm
Trẻ sốt về đêm

Nguyên nhân trẻ sốt về đêm?

Nguyên nhân bệnh lý: Tình trạng trẻ em sốt về đêm có khả năng cao là do trẻ đã mắc một số chứng bệnh như:

  • Bệnh sốt virus: Trẻ em sốt về đêm được xem là dấu hiệu của bệnh sốt virus, thân nhiệt bé có thể sẽ tăng tới 38,5 đến 39 độ thậm chí lên tới 41 độ C. Bên cạnh đó, sốt virus sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: Đau đầu (đôi lúc sẽ đau toàn thân), sổ mũi, họng sưng tấy đỏ, nôn mửa,…

  • Các bệnh về viêm, nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, …
  • Một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương điều nhiệt.

Nguyên nhân trẻ sốt về đêm?
Nguyên nhân trẻ sốt về đêm?

Nguyên nhân khách quan: Ngoài các nguyên nhân do mắc phải các căn bệnh nguy hiểm thì cũng có thể là do yếu tố bên ngoài tác động.

  • Thời tiết thay đổi thất thường nhưng sức đề kháng của trẻ em lại khá yếu nên không kịp thích ứng với môi trường mới được, việc này dẫn tới tình trạng trẻ bị sốt,

  • Trẻ chơi đùa nhiều, mồ hôi tiết ra nhiều, các lỗ chân lông giãn to ra nhưng lại tắm rửa ngay sau đó khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, khí lạnh sẽ ngấm dần vào cơ thể cho đến đêm thì phát sốt.

Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân trẻ sốt về đêm?
Nguyên nhân trẻ sốt về đêm?
  • Mọc răng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sốt về đêm và quấy khóc.
  • Trẻ sốt sau tiêm chủng,…

Cách nhận biết trẻ bị sốt về đêm

Để nhận biết trẻ có đang bị sốt hay không chính xác nhất vẫn là sử dụng nhiệt kế kể xác định thân nhiệt của bé. Đối với trẻ nhỏ khi sốt, sẽ có dấu hiệu khó ngủ, bỏ ăn, quấy khóc, người nóng, mắt đỏ,… Dưới đây là cách đo thân nhiệt cho trẻ:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Có thể đo thân nhiệt ở nách để thuận tiện cho trẻ sơ sinh, nếu > 37,2 độ C thì nên sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng. Sau khi sử dụng nhiệt kế đo ở trực tràng, nếu kết quả là 38 độ C hoặc cao hơn thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay
  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai
  • Trẻ dưới 4 tuổi: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách để xác định thân nhiệt, khi đo được từ 38 độ C trở lên thì được coi là sốt
  • Trẻ trên 4 tuổi: Thân nhiệt đo tại miệng sẽ cho tính chính xác cao, trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 37,8 độ C trở lên
  • Trẻ lớn: Có thể kẹp nhiệt kế ở nách.
  • Sử dụng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt cho bé một cách chính xác và nhanh chóng!
Cách nhận biết trẻ bị sốt về đêm
Cách nhận biết trẻ sốt về đêm

Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm

Sốt cao sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, thời gian trẻ sốt cà kéo dài cơn sốt chưa được hạ thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường. Vì vậy bạn cần thực hiện các bước sau để nhanh chóng hạ sốt cho bé:

Đo thân nhiệt của trẻ

Đo thân nhiệt của bé thường xuyên, cứ 15 phút một lần vào ban đêm và 30 phút một lần vào ban ngày trong trường hợp bé sốt cao trên 39 độ. Việc theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cho bé sẽ giúp ba mẹ biết cách hạ sốt cho trẻ đúng lúc, đúng liều lượng.

Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm
Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm

Cởi bớt quần áo và chăn đắp của trẻ sốt về đêm

Mặc ấm và đắp chăn dày khi trẻ bị sốt khiến bé càng thêm khó chịu hơn thôi! Nếu trẻ sốt về đêm, hãy để nhiệt độ phòng duy trì ở mức độ dễ chịu (từ 26-29 độ C). Bên cạnh đó, bạn nên mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và thoáng khí. Nếu thời tiết lạnh, bạn có thể đắp  cho con lớp chăn mỏng nhẹ. Bạn nên nhớ rằng, cố gắng khiến bé đổ mồ hôi không phải là cách tốt để hạ sốt.

Chườm khăn ấm

Dùng khăn ấm đắp lên trán và lau mặt cho bé là cách hạ nhiệt an toàn trong trường hợp trẻ sốt về đêm.

Sử dụng thuốc hạ sốt 

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ tăng quá cao hoặc trên 38,5 độ, phụ huynh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc nhét hậu môn để hạ sốt cho trẻ.

Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm
Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm

Lau người cho bé bằng nước ấm

Khi trẻ sốt về đêm, thay vì nước lạnh, hãy sử dụng nước ấm để lau người cho bé tại các vị trí: Trán, tai, nách, bẹn,…trong khoảng 5-10 phút để lỗ chân lông được giãn nở và tỏa nhiệt. Sau đó mặc lại quần áo thoáng nhẹ bằng cotton.

Cho bé uống nhiều nước

Trẻ sốt về đêm có thể bị mất nước nhanh chóng do đổ mồ hôi hoặc mất nước qua đường hô hấp, quấy khóc,…. Trẻ sốt càng cao thì cơ thể càng bị mất nước dễn đến tình trạng trẻ bị suy nhược. Để tránh gặp phải tình trạng này, hãy cho bé uống nhiều nước, chất điện giải,… hoặc bé đang bú thì có thể cho bú nhiều lần để giữ cho con không bị mất nước. 

Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm
Cách xử trí khi trẻ sốt về đêm

Trong trường hợp nào cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế?

Đa phần các trường hợp sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là phụ huynh cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế để có những hướng dẫn cụ thể hơn về tình trạng của trẻ khi:

  • Trẻ sốt cao khó hạ, dù đã lau mát và uống thuốc hạ sốt
  • Sốt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như: Ngủ mê man khó đánh thức, nôn ói, khò khè, khó thở, mệt mỏi, giật mình hoảng hốt, lạnh tay chân, phát ban da…
  • Sốt cao liên tục 2 – 3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại trong hơn 1 tuần
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt 38 độ C hơn 3 ngày hoặc có dấu hiệu bứt rứt, không chịu bú,…
  • Trẻ  từ 3 – 36 tháng tuổi sốt 38,9 độ C hay trẻ lớn sốt 40 độ C
  • Trẻ có bệnh nền: Tim mạch, ung thư, lupus, hồng cầu liềm,…

Riêng trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhất là các bé còn trong tháng, thì nhất định phải đi khám và cần nhập viện để tìm nguyên nhân sốt, tuyệt đối không được chủ quan!

Lời kết

Qua phần chia sẻ trên đây hi vọng bạn đọc đã có nhưng kinh nghiệm cũng như cách xử trí khi trẻ sốt về đêm. Mọi thắc mắc cũng như nhu cầu nhận tư vấn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho bé, nhiệt kế điện tử,… bạn đọc vui lòng liên hệ:

Hotline: 19006852

Trang web: Beurer.vn/

Fanpage: Facebook.com/beurervietnam