Viêm xoang mũi là căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, tập trung tại các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc và không khí ô nhiễm nặng. Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh như: Đau nặng đầu, tắc nghẹt mũi, sốt,… Để điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả hơn, bên cạnh việc dùng các loại thuốc tây, bạn cũng có thể áp dụng một số cách trị viêm xoang mũi dân gian đơn giản tại nhà. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh viêm xoang mũi, nguyên nhân, triệu chứng và các bài thuốc hữu ích qua bài viết dưới đây:
Nội dung:
1. Tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm xoang mũi
1.1. Bệnh viêm xoang mũi là gì?
Xoang là những hốc rỗng nằm trong xương sọ và được lót bởi lớp niêm mạc xoang, các chất nhầy tiết từ niêm mạc của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ, gọi là các lỗ thông mũi xoang.
Viêm xoang hay viêm xoang mũi là tình trạng lớp niêm mạc trong các hốc xoang bị viêm do nhiều nguyên nhân (vi khuẩn, nấm, dị ứng,…), tình trạng này gây tắc các lỗ thông xoang và ứ tắc dịch tại xoang. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm nặng hơn và nhiễm trùng.
1.2. Các triệu chứng dễ gặp của bệnh viêm xoang mũi
Dưới đây là những triệu chứng cũng như dấu hiệu của bệnh viêm xoang mũi:
- Đau đầu, đặc biệt là đau tại các vùng mặt, gò má, hốc mắt, trán,…
- Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi, mệt mỏi,… có thể nhầm lẫn với cảm lạnh hay cúm thông thường.
- Ho rát họng, khô họng, đặc biệt ho nhiều vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy nuốt cảm thấy khó khăn.
- Đối với người mắc viêm xoang nặng có thể kèm theo các triệu chứng sốt do viêm nặng và đau vùng mặt, hốc mắt, trán, thái dương,…
- Khứu giác kém, hoặc không cảm nhận được mùi
1.3. Phân loại bệnh viêm xoang
Dựa vào tình trạng bệnh có thể phân thành 4 loại viêm xoang phổ biến như sau:
- Viêm xoang cấp tính: Viêm xoang cấp tính được chia thành hai loại: Viêm xoang do vi khuẩn và phổ biến hơn là viêm xoang do virus cấp tính. Bệnh thường khỏi trong vòng từ 1 – 4 tuần.
- Viêm xoang mũi bán cấp tính: Tình trạng bệnh kéo dài từ 4 – 12 tuần. So với viêm xoang cấp tính, triệu chứng của viêm xoang bán cấp thường nhẹ và ít nghiêm trọng hơn, nhưng đây là giai đoạn chuyển từ viêm xoang cấp tính sang mãn tính.
- Viêm xoang mãn tính: Tình trạng bệnh kéo dài từ trên 12 tuần, triệu chứng tương đối nặng như viêm xoang cấp tính.
-
Viêm xoang tái phát: Là tình trạng người bệnh trải qua nhiều đợt viêm xoang cấp tính và tái đi tái lại nhiều lần trong vòng một năm.
Dựa vào vị trí bị viêm mà có thể phân thành các loại viêm xoang như sau:
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm đa xoang
1.4. Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm xoang mũi
Viêm xoang do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó bao gồm các nguyên nhân dưới đây:
- Viêm xoang do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm đường hô hấp.
- Viêm xoang do dị ứng: Do cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, bụi, lông động vật…
- Do yếu tố bẩm sinh: Vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi, khối u hốc mũi…
- Do yếu tố nội tiết: Nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch gây viêm xoang. Phụ nữ có thai, người bệnh bị suy giáp có tỉ lệ cao mắc phải hơn bình thường.
2. 5 Cách trị viêm xoang mũi dân gian đơn giản hiệu quả tại nhà
2.1. Cách chữa viêm xoang mũi với lá trầu không
Lá trầu không hay còn gọi là lá trầu vốn không còn xa lạ đối với chúng ta. Lá có màu xanh đậm, bản to như bàn tay, mùi thơm nhẹ, tính ấm, vị cay, mang tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm. Do đó, lá trầu không có tác dụng giải độc, phong hàn, hóa đàm, tiêu viêm, sát khuẩn, trị viêm loét,…
Cách thực hiện:
- Lá trầu không từ 5-10 lá, rửa sạch, vò nhàu, cho vào nồi với nước và đun sôi.
- Dùng nước lá trầu không còn nóng để xông hơi cho vùng mặt từ 1-2 lần trong ngày, duy trì tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
- Phương pháp này giúp thông xoang, dễ thở, làm dịch nhầy trong xoang được thoát ra ngoài, giảm tình trạng viêm nhiễm và đau nặng đầu,…
2.2. Cách trị viêm xoang mũi dân gian bằng gừng tươi
Gừng tươi được biết đến không chỉ là gia vị trong mỗi bữa ăn hàng ngày, mà còn là vị thuốc quý trong điều trị các bệnh cảm cúm, ho, … Gừng tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng với các axit caffeic, beta-carotene, salicylate và curcumin,… giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm xoang.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi dùng 1-2 nhánh rửa sạch đập dập, cho cùng nước đun sôi. Dùng nước gừng nóng xông đầu mặt cho tới khi nước nguội, thực hiện từ 1-2 lần/ngày cho tới khi giảm các triệu chứng đau đầu, tắc nghẹt mũi,…
- Có thể dùng khăn mặt, thấm nước gừng còn ấm đắp lên vùng mặt, hốc mắt, trán,… cũng có tác dụng giảm nghẹt mũi, làm loãng dịch trong xoang và giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Dùng gừng tươi mật ong pha thêm với nước sôi là bạn đã có được ly trà gừng thơm ngon, giúp chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, xoang mũi, … tác dụng làm ấm họng, giảm ho dễ ngủ và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
2.3. Cách trị viêm xoang mũi dân gian bằng cỏ ngũ sắc
Hoa ngũ sắc là loại thảo dược có chứa cadinen, caryophyllen, geratocromen, và một số thành phần hóa học khác. Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, chống phù nề, kích thích niêm mạc mũi tiết dịch nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi được thoát ra ngoài, giảm tắc nghẹt mũi và viêm đau nặng đầu,…
Cách thực hiện:
- Hái một ít cây ngũ sắc tươi về, có thể sử dụng cả thân, lá và hoa, rửa sạch đất và bụi bẩn, để ráo nước.
- Cho vào máy xay hoặc giã nát, chắt lấy nước và có thể cho vào tủ lạnh dùng dần trong vòng 1-2 ngày.
- Dùng bông sạch tẩm nước cỏ ngũ sắc, nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15 – 20 phút. Bông thuốc sẽ giúp hút dịch mủ ra ngoài và nước cỏ trị viêm diệt khuẩn quanh khu vực mũi.
- Sau khi rút bông ra khỏi mũi, xì mũi nhẹ nhàng để dịch và mủ trong xoang mũi chảy ra. Lưu ý không nên xì mũi quá mạnh vì lực đủ lớn có thể đẩy mủ trong mũi xoang đi qua vòi nhĩ (đường nối thông giữa mũi và tai) gây viêm tai giữa cấp.
- Mỗi ngày thực hiện khoảng 2- 3 lần, liên tục trong 1 tuần hoặc đến khi hết các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
2.4. Trị viêm xoang bằng cỏ nhọ nồi
Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi là vị thuốc có vị thanh, hơi chua có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu tốt, bổ gan, bổ thận và có thể làm lành các vết thương, chống sưng viêm cực tốt. Sử dụng cỏ nhọ nồi cũng các một trong những cách trị viêm xoang mũi hữu hiệu.
Cách thực hiện:
- Dùng cỏ nhọ nồi cả phần thân và lá, đem rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt.
- Nhỏ mũi nước cốt 3 – 4 giọt mỗi lần, liên tục trong vòng 1 tuần.
- Nước cỏ nhọ nồi chỉ có tác dụng rõ rệt khi kiên trì thực hiện.
- Ngoài ra cũng có thể kết hợp sử dụng cỏ nhọ nồi đun với nước, sử dụng nước này uống hàng ngày từ 3-5 ngày liên tục giúp giảm viêm xoang nhanh chóng hơn!
2.5. Trị viêm xoang bằng lá lốt
Lá lốt có chứa tinh dầu thơm, có tác dụng kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng nghẹt mũi, đau nặng đầu,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, cho vào nổi với nước, đun sôi và thêm một nhúm muối.
- Sử dụng nước lá lốt khi vẫn còn nóng để xông mặt sẽ giúp giảm tình trạng tắc mũi, giúp mủ trong xoang được thoát ra dễ dàng và làm giảm tình trạng đau, viêm trong hốc xoang.
2.6. Lưu ý khi áp dụng các cách trị viêm xoang mũi dân gian
Một số lưu ý khi sử dụng các mẹo dân gian chữa viêm xoang:
- Các cách trị viêm xoang mũi dân gian đều tương đối lành tính và không có nhiều tác dụng phụ, nhưng khi áp dụng cần có sự kiên nhẫn tránh nóng vội, vì tác dụng của các phương pháp này sẽ chậm hơn so với điều trị bằng các loại thuốc Tây.
- Khi bệnh nhân áp dụng các phương pháp trị viêm xoang dân gian cần chú ý đến tình trạng bệnh của mình, sau một thời gian, nếu tình trạng bệnh không có sự thuyên giảm thì cần thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối tượng áp dụng các phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian là những người mắc viêm xoang thể nhẹ, hoặc cần kết hợp các phương pháp dân gian với điều trị thuốc tây để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh! Nếu bệnh ở tình trạng nặng bao gồm các triệu chứng sốt, sưng đau, mất ngủ thường xuyên,… cần có sự thăm khám của bác sĩ
Lời kết
Với tình hình ô nhiễm không khí nặng tại các thành phố lớn, cùng với khí hậu thay đổi liên tục chính là những lý do khiến nhiều người mắc các bệnh liên quan tới hệ hô hấp trong đó có viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…. Trên đây là bài viết về 5 cách trị viêm xoang mũi dân gian và những lưu ý khi áp dụng các phương pháp này, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về bệnh viêm xoang mũi và những cách điều trị tại nhà hiệu quả dễ làm. Để đón đọc những bài viết tiếp theo về chủ đề sức khỏe, bạn đọc vui lòng liên hệ và theo dõi tại:
Hotline: 19006852
Trang web: Beurer.vn
Fanpage: Facebook.com/beurervietnam