Viêm phế quản mãn tính có chữa dứt điểm được không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra các triệu chứng như: Ho dai dẳng, ho có đờm, tức ngực, khó thở,… và có thể được điều trị thuyên giảm, nhưng sau đó vẫn có thể tái phát nhiều lần, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy thực tế bệnh viêm phế quản mãn tính có chữa hoàn toàn  được không? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây!

1. Định nghĩa và giai đoạn viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng lớp niêm mạc phế quản bị kích thích dẫn đến tăng tiết dịch nhầy gây ho có đờm dai dẳng theo từng đợt kéo dài từ 3 tháng trở lên trong một năm và có thể tái phát trong 2-3 năm liên tiếp.

Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính có các triệu chứng như: Ho, ho có đờm trắng nhầy nhiều hoặc ít kèm theo tình trạng khó thở, co rút,…

Viêm phế quản mãn tính được chia làm 3 giai đoạn:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: Ở giai đoạn này triệu chứng chính của bệnh là ho có đờm nhiều và ho dai dẳng, chưa có rối loạn thông khí phổi và có thể điều trị khỏi.
  • Viêm phế quản mạn tính dạng co thắt tắc nghẽn: Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở do tắc nghẽn phế quản lan rộng.
  • Viêm phế quản mạn tính dạng nhầy mủ: Đây là giai đoạn nặng của bệnh, trường hợp này bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như ho và khạc đờm nhầy từng đợt hoặc liên tục, kèm theo khó thở thường xuyên.

Người có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính:

  • Người có thói quen sử dụng thuốc lá, thuốc lào
  • Thở trong môi trường nhiều SO2, NO2, bụi công nghiệp
  • Người có sức đề kháng kém dễ bị nhiễm khuẩn như: vi khuẩn, virus, viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế 
  • Những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với các tác nhân như: Thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí giảm, phấn hoa, côn trùng, khói bụi ô nhiễm,…
bệnh viêm phế quản mãn tính gây tổn thương niêm mạc phế quản
bệnh viêm phế quản mãn tính gây tổn thương niêm mạc phế quản

2. Viêm phế quản mãn tính có chữa hoàn toàn được không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra rất nhiều những tổn hại về mặt sức khỏe. Đặc biệt, bệnh còn có thể tái phát lại nhiều lần khiến cho việc điều trị và hồi phục sức khỏe cho người bệnh gặp nhiều khó khăn. 

Vậy bệnh viêm phế quản mãn tính có thể chữa được không? Với trình độ y học phát triển như hiện nay, thì vẫn có những phương pháp để điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, để chữa khỏi bệnh một cách triệt để thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe của từng người, thái độ hợp tác của bệnh nhân khi điều trị, …

Nếu người bệnh mắc viêm phế quản mãn tính được phát hiện ở giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện khó thở, co rút,… và xác định được nguyên nhân gây bệnh do yếu tố khói thuốc hay do dị ứng khói bụi, độ ẩm trong không khí thấp,.. Thì có thể điều trị tích cực và hạn chế để người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh là có thể khỏi viêm phế quản mãn tính hoàn toàn. 

Nhưng nếu, trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có các triệu chứng khó thở, co thắt,.. thì việc chữa trị sẽ nhằm mục đích kiểm soát bệnh, không để các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng thêm chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. 

Do vậy,người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm khi có các triệu chứng: 

  • Ho dai dẳng lâu ngày không khỏi,… 
  • Mất ngủ kéo dài hoặc khó ngủ thường xuyên
  • Sốt trên 38 độ C
  • Khó thở

3. Cách điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản mãn tính

Để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính một cách triệt để, trước tiên cần loại bỏ các yếu tố gây bệnh sau đó là điều trị bệnh và phục hồi sau điều trị, cụ thể các bước như sau:

3.1. Loại bỏ các yếu tố gây bệnh

  • Cai thuốc lá thuốc lào,… hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và các chất kích thích có hại khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, côn trùng, hóa chất,…trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, nên sử dụng khẩu trang, mặt nạ phòng độc,…
  • Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, tránh để cơ thể bị lạnh hoặc để không khí trong phòng quá khô.

3.2. Điều trị tích cực bằng các phương pháp bác sĩ chỉ định

  • Sử dụng kháng sinh điều trị trong các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: Sốt, ho có đờm, khó thở,… Hoặc dùng cho trường hợp dự phòng cho bệnh nhân suy hô hấp nặng, hoặc có nguy cơ suy giảm miễn dịch.
  • Sử dụng các loại thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm,… theo đúng liều lượng chỉ định.
  • Sử dụng các phương pháp khí dung hỗ trợ làm loãng đờm và đưa thuốc kháng viêm vào phế quản
  • Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng, dẫn đến suy hô hấp, nồng độ oxy trong máu hạ thấp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng máy thở oxy để hỗ trợ hô hấp.
  • Ở trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các vùng phổi bị tổn thương hoặc ghép phổi hoàn toàn từ một người hiến tạng. Trường hợp này được sử dụng cho bệnh nhân có tình trạng rất nặng hoặc không thể điều trị bằng các phương pháp khác.
xông thuốc khí dung giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản
xông thuốc khí dung giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản

3.3. Phục hồi chức năng hô hấp sau điều trị viêm phế quản

Đây là bước quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản mãn tính, người nhà và bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan mà bỏ qua:

  • Phục hồi hệ hô hấp thông qua các bài luyện tập thể lực đơn giản như: Đi bộ, tập chạy và hít thở đều, leo dốc và thở bụng,..
  • Sử dụng các phương pháp dân gian như sử dụng gừng, tỏi, mật ong, nghệ, ô mai,… để tăng hệ miễn dịch tự nhiên, làm ấm cổ họng, giải cảm, giảm ho, ấm họng…
  • Uống đủ nước và sử dụng nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin C, A, E giúp tăng sức đề kháng
  • Sử dụng máy lọc không khí ở trong phòng kín hoặc đeo khẩu trang khi phải ra ngoài giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể khi hệ hô hấp đang phục hồi.

Viêm phế quản mãn tính là bệnh có nguy cơ tái phát lại nhiều lần trong năm và đặc biệt bùng phát khi thời tiết có nhiều thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Để chữa viêm phế quản mãn tính một cách dứt điểm, cần có sự hợp tác giữa bệnh nhân, người nhà và các bác sĩ để có phác đồ điều trị hợp lý và hiệu quả nhất. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức để giải đáp thắc mắc: Viêm phế quản mãn tính có chữa được không? Và, cách điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản.  Để đón đọc các bài viết về vấn đề sức khỏe bạn đọc vui lòng truy cập:

Website: Beurer.vn

Hotline: 1900 6852

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Nội dung chính